scroll top
Giáo dục Thể chất
[CẨM NANG SỨC KHỎE - Chương 9] Cảm cúm và cảm lạnh
viết bởi Admin
29646
0
12-02-2020
Thời điểm giao mùa là lúc nhiều căn bệnh bắt đầu ồ ạt tấn công, trong đó có cảm cúm.

A. Cảm cúm


Thời điểm giao mùa là lúc nhiều căn bệnh bắt đầu ồ ạt tấn công, trong đó có cảm cúm.

Cảm cúm là một căn bệnh thường gặp về đường hô hấp. Nếu chủ quan, đôi khi nó sẽ gây ra những hệ quả khôn lường, thậm chí là tử vong. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa rõ các triệu chứng cảm cúm để phân biệt với các bệnh khác như cảm lạnh.

Các dấu hiệu thường gặp khi bị cảm cúm


1. Cơ thể đau nhức và mệt mỏi – Triệu chứng cảm cúm điển hình

Khác với cảm lạnh, người bị cảm cúm sẽ vô cùng mệt mỏi. Các khớp, cơ luôn trong tình trạng đau mỏi, làm bệnh nhân vô cùng khó chịu và thậm chí là kiệt sức ngay trong giai đoạn đầu bị vi-rút tấn công. Vùng quanh mắt cũng diễn ra tình trạng đau nhức. Những triệu chứng cảm cúm này kéo dài trong nhiều ngày, đôi khi lên tới 2 – 3 tuần, rút dần sức lực của người bệnh.

2. Sốt cao kéo dài

Đây là triệu chứng mấu chốt để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Người lớn đa phần sẽ không sốt, còn trẻ em thì có thể sốt nhẹ khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu bị vi-rút tấn công gây ra cảm cúm, bạn sẽ lâm vào tình trạng sốt cao kéo dài.

Cụ thể, người trưởng thành có thể sốt đến 38 – 39 độ C và kéo dài trong 3 – 4 ngày liền. Trong khi đó, trẻ em thường sốt cao hơn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu người bệnh thấy đỡ hơn, nhưng sau đó lại sốt trở lại thì cần được đưa đến điều trị tại cơ sở y tế gần nhất ngay.

3. Ho và khó thở

Là một bệnh về đường hô hấp, cảm cúm sẽ gây ảnh hưởng tới đường thở của bạn và tất nhiên sẽ dần đến ho. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới khó thở, thở không sâu, đau ngực sau khi ho, đôi khi là nghẹt mũi, hắt hơi như cảm lạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, cảm cúm sẽ để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trõng như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản,… đặc biệt là ở trẻ em, người già hoặc những người đã vốn có bệnh về tim, phổi.

4. Nhức đầu

https://images.unsplash.com/photo-1526413232644-8a40f03cc03b?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Cả cảm cúm và cảm lạnh đều sẽ có dấu hiệu này. Song, cơn đau đầu của cảm cúm diễn ra thường xuyên và “hành hạ” người bệnh nhiều hơn cảm lạnh thông thường rất nhiều. Người cảm lạnh chỉ bị đau đầu nhẹ và đi kèm các triệu chứng thông thường.

5. Đau tai âm ỉ

Vòi tai – ống liên thông tai giữa và cổ họng – bị kích thích sẽ dẫn tới đau tai âm ỉ hoặc thậm chí là nóng rát. Người cảm cúm sẽ xuất hiện dấu hiệu tai bị đau, nhưng sẽ tự hết. Nếu sau khi khỏi vẫn còn đau, hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiếm tra sức khỏe tai sớm.

Một số cách phòng ngừa và điều trị cảm cúm nhẹ tại nhà


https://images.unsplash.com/photo-1516126491303-6f54240c8491?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Để đẩy lùi 5 triệu chứng cảm cúm kể trên cũng như tránh những biến chứng khôn lường về sau, “Cẩm nang sức khỏe “sẽ giới thiệu đến bạn danh sách cách phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị vô cùng hiệu quả dưới đây, cùng làm theo nhé!

1. Rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa cảm cúm

Tay bẩn sẽ là trung gian truyền nhiễm vi-rút lây bệnh thông qua đường ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Khi bị cảm cúm, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu thì vi-rút lại càng dễ xâm nhập thông qua tay bẩn. Vì vậy, kể cả có bị bệnh hay không, hãy luôn giữ tay mình thật sạch sẽ, đặc biệt là khi ăn uống nhé. Gia đình có các em nhỏ lại càng phải chú ý vấn đề này nhiều hơn.

2. Bổ sung nước

https://images.unsplash.com/photo-1549128247-37e905ebdb3f?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Bị cảm, bổ sung thêm vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng

Cảm cúm sẽ gây mất nước nghiêm trọng, vì thế bạn cần bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp triệu chứng cảm cúm đi kèm nôn hoặc tiêu chảy. Bạn có thể kiểm chứng lượng nước cơ thể thông qua màu nước tiểu. Nếu nhạt màu, thì cơ thể bạn đã có đủ lượng nước cần thiết. Không nhất thiết phải là nước lọc thông thường, bạn có thể bổ sung nước ép trái cây hoặc nước chứa các chất điện giải. Một ly trà thảo dược mật ong hay nước ấm cũng sẽ vô cùng hiệu quả trong việc xoa dịu cơn ho và đau họng bức bối của bạn.

Việc truyền nước biển cũng là một phương pháp bổ sung nước tối ưu và nhanh chóng. Song, phương pháp này phải được sự giám sát của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ như sốc, dị ứng, nhiễm khuẩn, phù não,…

3. Ăn uống đủ chất

Khi người bệnh bị mất sức, việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết là bước vô cùng quan trọng để đánh bại triệu chứng cảm cúm. Các loại thực phẩm chứa khoáng chất Selenium và vitamin C như lúa, lúa mì, óc chó, cam, chanh,… sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Với người bệnh cảm cúm, gia đình nên chuẩn bị những món nóng và dễ ăn như cháo, súp,… Những món này vừa dễ tiêu hóa, vừa nhiều dinh dưỡng. Hơi nóng từ món ăn cũng sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

https://images.unsplash.com/photo-1560684352-8497838a2229?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Bị cảm thì nhớ ăn món nóng và dễ ăn như cháo, súp...

Ngoài ra, tỏi là một loại thực phẩm tốt cho người bị cảm cúm. Ăn tỏi sống sẽ làm giảm những khó chịu do bệnh. Nếu không chịu nổi mùi vị của tỏi sống, nấu các món ăn có nhiều tỏi cũng rất tốt. Trong dân gian cùng có rất nhiều bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ trị cảm cúm từ tỏi:

  • Canh tỏi, đậu xị: Nấu tỏi và đậu xị theo tỉ lệ 2:1 thành canh, ăn trong 3 ngày liên tục.
  • Nước tỏi, gừng: Lấy 6 củ tỏi và 12g gừng tươi sắc lấy nước, cho thêm đường đỏ cho dễ uống. Mỗi ngày uống một thang.
  • Nước tỏi, hành: Rửa sạch và thái nhỏ 25 g tỏi cùng 50 g hành củ. Đem đi sắc với 250 ml nước, uống 3 chén mỗi ngày.
  • Nước tỏi, gừng, giấm: Thái nhỏ 100 g tỏi và 100 g gừng tươi cho vào lọ, ngâm với 500 ml giấm ăn trong 30 ngày. Nhớ đậy nắp kỹ. Sau 30 ngày thì đem ra uống, mỗi ngày 10 ml sau khi ăn.

4. Xông hơi

Xông hơi không chỉ giúp thư giãn, mà còn giúp người có triệu chứng cảm cúm như đau đầu, ngẹt mũi, đau rát cổ họng,… cảm thấy dễ chịu hơn. Nhờ phương pháp này, hơi nóng sẽ thông đường thở, làm giãn lỗ chân lông, thải độc và vi-rút ra ngoài.

Xông hơi bằng lá cây như lá sả, bưởi, ổi, bồ đề,… cũng là phương pháp giảm cảm cúm tại nhà được lưu truyền lâu đời trong dân gian mà người Việt đa số ai cũng biết.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nhớ không được lạm dụng việc xông hơi. Khi thấy cơ thể nhẹ bớt thì nên ngừng, xông quá nhiều và lâu sẽ đổ nhiều mồ hôi, gây mất nước và phản tác dụng. Tốt nhất là sau khi xông, người bị cảm cúm nên ăn cháo nóng kèm gừng, hành, tiêu, hoặc rau tía tô, kinh giới, quế,…

B. Cảm lạnh


https://images.unsplash.com/photo-1427915911419-0cccc58ab120?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Nguyên nhân cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh thông thường nhưng lại có rất nhiều nguyên nhân gây nên, một số nguyên nhân cảm lạnh chủ chốt của bệnh như sau:

1. Do virus

Nguyên nhân cảm lạnh do virus, các trường hợp điển hình là do virus rhinovirus (30-80%), một loại picornavirus với 99 chủng huyết thanh được biết đến. Những trường hợp khác bao gồm coronavirus (10-15%), chúng thường gặp hơn so với hơn 200 chủng loại gây nên cảm lạnh. Những virus này có tốc độ lây lan nhanh, và cũng phát triển nhanh trong các điều kiện dễ dãi như môi trường sống, điều kiện sống.

2. Do thời tiết

Thời tiết được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh cảm lạnh. Cảm lạnh do cơ thể người bị nhiễm lạnh, thời tiết lạnh và ẩm rất dễ khiến cho chúng ta bị cảm lạnh nhất là với kiểu đặc thù thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam. Thời tiết, đặc biết là mùa đông là điều kiện và môi trường thuận lợi để virus gây bệnh tồn tại được lâu và phát triển nhanh hơn.

3. Do lây truyền

Các nhà y tế chưa có bằng chứng cụ thể cho việc virus cảm lạnh lấy truyền qua đường không khí. Tuy nhiên trên thực tế ghi nhân được, trong gia đình có thành viện mắc cảm lạnh do thời tiết thì các thành viên khác sau đó cũng mắc các triệu chứng cảm lạnh tương tự. Việc tiếp xúc với bệnh nhân và dùng chung cũng như tiếp xúc với các đồ vật có dính các dịch như nước mũi, nước mắt của người bệnh có thể cũng sẽ bị lây truyền.

4. Do nguyên nhân chủ quan

https://images.unsplash.com/photo-1554188572-9d184b57d8e2?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Các nguyên nhân chủ quan khác: Các nguyên nhân như sức đề kháng kém, dầm mưa, say nắng, nhiệt độ phòng và ngoài trời chênh lệch lớn cũng là những nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh. Tổ chức y tế Thế Giới khuyến cáo tất cả mọi người nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, vì chính những nguyên nhân chủ quan này lại khiến tình trạng bệnh cảm lạnh rất khó phòng tránh cũng như điều trị dứt điểm.

Cách điều trị bệnh cảm lạnh


Nếu bị cảm lạnh khi đến các cơ sở y tế, bạn sẽ được bác sĩ kê cho một số thuốc điều trị triệu chứng. Cảm lạnh không có thuốc kháng sinh đặc trị bởi virus gây bệnh phổ khá rộng. Các bác sĩ có thể kê cho bạn một vài thuốc như acetaminophen, thuốc xịt mũi, thuốc giảm ho, giảm co thắt cơ trơn…vv…

Nếu các dấu hiệu trên không quá gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của bạn, thì bạn cũng nên có các biện pháp tự khắc phục và phòng tránh như:

  • Xúc họng và nhỏ mũi với nước muối sinh lý hàng ngày
  • Giữ ấm cơ thể và phòng
  • Uống nhiều nước và không dùng chung bát đũa hay vật dụng cá nhân
  • Nghỉ ngơi và tập luyện vừa sức.

 

10 Câu hỏi đọc hiểu

1. Các dấu hiệu khi bị cảm cúm?

  • [ A ] Cơ thể đau nhức và mệt mỏi.
  • [ B ] Sốt kéo dài.
  • [ C ] Ho và khó thở nhức đầu.
  • [ D ] Cả 3 câu trên.

2. Ăn tỏi có phòng chống bệnh cảm cúm không?

  • [ A ] Có.
  • [ B ] Không.

3. Những cách phòng ngừa bệnh cảm cúm?

  • [ A ] Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, luôn rửa tay bằng xà phòng.
  • [ B ] Bổ sung nước, trái cây có vitamin C.
  • [ C ] Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • [ D ] Luôn rửa tay bằng xà phòng, bổ sung vitaminC, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, xông hơi.

4. Nguyên nhân bị cảm lạnh?

  • [ A ] Do virus.
  • [ B ] Do thời tiết.
  • [ C ] Do lây truyền.
  • [ D ] Cả 3 câu trên.

5. Cảm lạnh có thuốc chữa trị đặc trị riêng không?

  • [ A ] Có.
  • [ B ] Không.

6. Nếu các dấu hiệu cảm lạnh không quá gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc của bạn, thì bạn cũng nên có các biện pháp tự khắc phục và phòng tránh như:

  • [ A ] Xúc họng và nhỏ mũi với nước muối sinh lý hàng ngày.
  • [ B ] Giữ ấm cơ thể và phòng,nghỉ ngơi và tập luyện vừa sức.
  • [ C ] Uống nhiều nước và không dùng chung bát đũa hay vật dụng cá nhân.
  • [ D ] Cả 3 câu trên.

7. Sau khi xông hơi có nên tắm lại hay không?

  • [ A ] Có.
  • [ B ] Không.

8. Vì sao mùa đông lại khiến cho chúng ta dễ bị cảm cúm?

  • [ A ] Thời tiết, đặc biệt là mùa đông là điều kiện và môi trường thuận lợi để virus gây bệnh tồn tại được lâu và phát triển nhanh hơn.
  • [ B ] Do thời tiết lạnh chúng ta dễ bị bệnh hơn.
  • [ C ] Do chúng ta làm biếng vệ sinh.
  • [ D ] Tất cả đều đúng.

9. Nếu nước tiểu màu nhạt, bạn có thể kiểm chứng được lượng nước cơ thể như thế nào?

  • [ A ] Nếu nhạt màu, thì cơ thể bạn đã có đủ lượng nước cần thiết.
  • [ B ] Nếu nhạt màu, thì cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • [ C ] Nếu nhạt màu, thì cơ thể bạn đang mắc bệnh.
  • [ D ] Nếu nhạt màu, thì cơ thể bạn đang bị dư nước.

10. Cảm cúm là một căn bệnh thường gặp về đường?

  • [ A ] Tiết niệu.
  • [ B ] Tiêu hóa.
  • [ C ] Hô hấp.
  • [ D ] Cả 3 đáp án trên.
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*