Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng ngất xỉu
1
Bệnh lý tim mạch
Một số bệnh lý của cơ tim, van tim, mạch máu và đặc biệt thường gặp nhất là nhồi máu cơ tim thuộc bệnh tim mạch là những lí do hàng đầu gây nên hiện tượng ngất xỉu. Nguyên nhân là do nhịp tim không được điều hòa, đập quá nhanh hoặc chậm dẫn đến tình trạng rối loạn tuần hoàn não khiến bệnh nhân mệt mỏi choáng váng.
Khi nhịp tim đang đập quá nhanh bỗng dừng đột ngột sẽ xảy ra hiện tượng ngất xỉu và nếu để kéo dài quá 5 giây có thể sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì thế các bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch được khuyến cáo không nên xúc động mạnh.
2
Huyết áp thấpTình trạng tụt huyết áp thường xảy ra đối với trường hợp những người cao tuổi, người có vữa động mạch não nhiều. Phụ nữ có thai, nhất là vào những tháng cuối, đứng lâu cũng có thể tụt huyết áp. Người dùng thuốc hạ huyết áp mạnh hoặc bệnh nhân suy tim nặng; các bệnh nhân mắc bệnh về thần kinh, tiểu đường hoặc mất nước, mất máu.
Thông thường huyết áp ổn định của một cơ thể khỏe mạnh là 120/80 mmHg. Vì thế, bạn sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp nếu chỉ số huyết áp cơ thể bạn dưới 120/80mmHg. Tụt huyết áp sẽ gây ra chóng mặt, choáng váng và ngất. Huyết áp của một cơ thể khỏe mạnh cũng thường tụt khi bạn chuyển tư thế đột ngột từ nằm sang đứng hoặc đang ngồi chuyển sang nằm.
3
Hạ đường huyếtHiện tượng hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 70 mg/dL. Khi đó, cơ thể sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, run tay chân, đổ mồ hôi, mặt tái và ngất xỉu.
Các bệnh nhân thường xuyên gặp tình trạng này cần có chế độ ăn uống điều độ nhằm ổn định lượng đường trong máu.
4
Thần kinh bị rối loạnThần kinh bị rối loạn khiến tín hiệu giữa não bộ và các hệ khác trong cơ thể bị gián đoạn. Đồng thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch gây rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng tới huyết áp. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hoa mắt chóng mặt và ngất xỉu, bởi hệ thần kinh là cơ quan trung ương điều khiển và ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan khác trong cơ thể.
5
Mất nước
70 % cơ thể là nước, nếu cơ thể không nhận được đủ lượng nước cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi và buồn nôn do tụt huyết áp, cơ thể sẽ nhanh chóng suy nhược và gây ra ngất xỉu.
6
Thiếu máuThiếu máu cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến ngất xỉu. Bởi khi cơ thể thiếu máu, não sẽ không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Vì thế để đảm bảo sức khỏe, chúng ta cần bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, gan, hay các loại rau có màu xanh thẫm. Đồng thời bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể.
7
Căng thẳng quá mức
Khi bạn quá lo lắng hay căng thẳng về điều gì, nhịp tim sẽ nhanh hơn nhiều lần và bạn có xu hướng không điều chỉnh được nhịp thở của mình. Đồng thời cơ thể sẽ xuất hiện thêm một loạt những bệnh lý tạm thời như choáng váng, mờ mắt, đỏ mặt, loạn nhịp tim… và cuối cùng là ngất xỉu. Các chuyên gia y tế khuyên rằng trong mọi trường hợp bạn nên tập kiềm chế tốt hành vi của bản thân tránh để cảm xúc vượt tầm kiểm soát.
8
Tác dụng phụ của thuốcMột nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng ngất xỉu nữa đó là do tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ thuốc trị cao huyết áp, thuốc kháng trầm cảm, thuốc trị bệnh đau thắt ngực, thuốc trị bệnh Parkinson, thuốc trị rối loạn nhịp tim…những thuốc này sẽ có tác dụng phụ như làm huyết áp giảm quá nhanh, nhất là khi đứng dậy nhanh từ vị trí ngồi hoặc nằm, có thể gây chóng mặt, ngất xỉu.
Tác dụng phụ của thuốc được ghi trên giấy chỉ định trước khi sử dụng thuốc, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn bất ngờ trước những những tác dụng phụ mà các loại thuốc này gây ra.
Khi bạn cảm thấy mình sắp bị ngất xỉu
Lắng nghe và cảm nhận các triệu chứng
****Trước khi bị ngất xỉu, bạn có thể cảm thấy ánh đèn như đang mờ đi, đầu choáng váng và chóng mặt, tiếng động nghe không rõ ràng.
Nếu bạn bắt đầu thấy bất kỳ triệu chứng nào như vậy, hãy nằm xuống càng sớm càng tốt, tránh làm tổn thương chính mình. Sự nguy hiểm vì bị té khi xỉu, nói chung, nó không phải là nghiêm trọng cho lắm (trừ khi bạn bị đập đầu vào một vật cứng nào đó). Kê chân lên mấy chiếc gối hoặc một chiếc áo khoác cuộn lại, sao cho chân của bạn cao hơn tim của bạn. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến tim và não, chính xác là những gì bạn cần.
Nếu bạn không thể nằm xuống
Hãy ngồi và đặt đầu giữa hai đầu gối để tăng cường máu lưu thông lên não của bạn. Điều này giúp bạn có thời gian để cảnh báo cho ai đó gần bạn đưa bạn đến một nơi thông thoáng hơn.
Nếu có thể, bạn nói với ai đó là bạn sắp ngất xỉu
****Đôi khi ngất xỉu có thể là một tình trạng nguy hiểm, vì vậy điều tốt nhất là được sự giúp đỡ của ai đó trước khi bạn mất hết ý thức. Cho nên khi bạn bắt đầu cảm thấy các triệu chứng, hãy gọi ai đó – thậm chí một người lạ – nói là bạn đang mất tầm nhìn và cảm thấy chóng mặt. Bạn cần họ dọn sàn nhà hoặc một nơi an toàn để bạn nằm và theo dõi tình trạng của bạn. Điều này chỉ áp dụng nếu bạn đang ở trong một khu vực đông người. Đừng đi quá xa! Bạn không nên ở với một người lạ nào đó nơi vắng vẻ.
Nếu bạn đang đứng mà cảm thấy sắp ngất xỉu
****Nếu không có ai giúp đỡ, hãy tìm một bức tường, dựa vào đó mà ngồi xuống thì tốt hơn nhiều so với việc bạn té xuống sàn nhà và bị gãy tay hoặc tìm một vật mềm như tấm nệm chẳng hạn, để té xuống.
Nếu bạn đang ở giữa cầu thang có một rào chắn (lan can)
Hãy vịn vào lan can và ngồi xuống, vì khi bạn ngã, bạn sẽ chỉ trượt một hoặc hai chân hơn là té nhào từ cầu thang xuống. Nhưng dù cầu thang có lan can hay không thì cố gắng xuống tới sàn nhà càng sớm càng tốt.
Trường hợp cần phải gọi xe cấp cứu
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này thì phải gọi xe cấp cứu ngay:
10 Câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Có bao nhiêu nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng ngất xỉu?
Câu 2. Dấu hiệu của bệnh ngất xỉu là gì ?
Câu 3. Thông thường huyết áp ổn định của một cơ thể khỏe mạnh là bao nhiêu?
Câu 4. Huyết áp thấp sẽ gây ra những hiện tượng nào?
Câu 5. Khi bạn cảm thấy mình sắp bị ngất xỉu thì nên làm gì?
Câu 6. Cách sơ cứu khi bị ngất xỉu?
Câu 7. Những trường hợp nào cần phải gọi xe cấp cứu
Câu 8. Bệnh thoái hóa cột sống lưng do đâu mà gây ra?
Câu 9. Khi bị chuột rút thì xử lý như thế nào?
Câu 10. Thức uống chứa caffeine có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?