scroll top
Giáo dục Thể chất
[CẨM NANG SỨC KHỎE - Chương 3] Sự quan trọng của giấc ngủ
viết bởi Admin
33004
2
12-02-2020
Hãy ngủ 1 ngày đủ 7-8 tiếng một ngày để học hoshuu thật tốt

Để có một sức khỏe tốt thì không thể nào để cơ thể làm việc một cách quá tải được cần phải có chế độ ngủ nghỉ hợp lý vậy làm thế nào có một giấc ngủ hợp lý?

Từ lâu, giấc ngủ đã được xem là liệu pháp chữa trị hữu hiệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần. “Ăn được ngủ được là tiên” quả thật không sai - ăn có ngon miệng, ngủ có đủ giấc thì mới có năng lượng làm việc hiệu quả được.

Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon


Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon bao gồm 2 yếu tố: Ngủ đủ giấc và ngủ sâu.

Người trưởng thành một ngày cần phải dành trung bình 7-8 tiếng đồng hồ để ngủ, trong khi khoảng thời gian này đối với trẻ con và thanh thiếu niên trong độ tuổi đang phát triển là 10-12 tiếng/ngày.

Giấc ngủ dù ít sâu và ngon, không bị giật mình tỉnh giấc giữa chừng sẽ xua tan đi mệt mỏi đem đến cho ta một cảm giác khoan khoái, tỉnh táo, để bắt đầu một ngày mới tràn đầy hứng khởi.

Nhưng chỉ ngủ đủ giấc thôi thì chưa đủ, trên hết, yếu tố quan trọng nhất của một yếu tố chất lượng chính là ngủ say.

Tác hại của việc mất ngủ


https://images.unsplash.com/photo-1478719050108-41b67a7bc956?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Con người dành 1/3 quỹ thời gian của mình để nạp lại năng lượng bị tiêu hao trong suốt khoảng 2/3 thời gian còn lại trong ngày.

Đối với trẻ sơ sinh và các em nhỏ, thanh thiếu niên thì giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất. Chính trong lúc ngủ, cơ thể sẽ tiết ra một lượng hoormone tăng trưởng nhiều hơn gấp 4 lần so với khi thức giấc.

Khi mất ngủ, sự phát triển chiều cao, cân nặng, sức đề kháng của trẻ nhỏ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đây là điều cực kì quan trọng, bởi vì những năm đầu đời là giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về não bộ, tư duy lẫn thể chất sau này.

Việc mất ngủ kinh niên chính là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh trầm cảm và các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Dựa trên nghiên cứu gần đây, chỉ cần vài đêm ngủ không đủ giấc (từ 4-5 tiếng) sẽ làm giảm 23% độ nhạy của tuyến insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 16% – mức tương đương với bệnh tiểu đường do béo phì gây nên.

https://images.unsplash.com/photo-1493836512294-502baa1986e2?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, ngủ sớm không những là liều thuốc bổ ích của nhan sắc mà nó còn rất tốt cho nội tạng. Một giấc ngủ đủ và sâu rất cần thiết để nội tạng phục hồi, sau thời gian dài làm việc.

Dưới đây là lịch ngủ để phục hồi nội tạng cơ thể bạn cần nắm, để hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với các cơ quan trong cơ thể.

Từ 21-23 giờ

Đây là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) đào thải chất độc. Thời gian này cần thả lỏng cơ thể, giữ cho tâm trạng thoải mái. Bạn có thể xem phim, nghe nhạc, nhưng không nên nghe các loại nhạc quá mạnh, quá ồn ào. Ngoài ra có thể kết hợp mát xa vùng cổ và nách, giúp tuyến hạch bài độc tốt hơn.

Từ 23 giờ đêm - 1 giờ sáng

Thời điểm gan của bạn bắt đầu bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể. Trong thời gian gan hoạt động đào thải mạnh nhất, cơ thể người cần hoàn toàn thư giãn hoặc đang trong trạng thái ngủ say.

Lịch ngủ để phục hồi nội tạng cơ thể


https://images.unsplash.com/photo-1547822050-0fdeeb81c946?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Từ 1-3 giờ sáng

Đây là thời gian thải độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say để việc đào thải diễn ra hiệu quả nhất.

Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng

Là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức khuya để quá trình tạo máu diễn ra một cách thuận lợi.

Từ 3-5 giờ sáng

Đây là khoảng thời gian phổi thực hiện quá trình đào thải chất độc có trong phổi ra khỏi cơ thể

Biểu hiện quá trình đào thải độc tố của phổi trong thời gian này là những cơn ho dữ dội nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi.

Từ 5-7 giờ sáng

Mỗi người có một thời gian thức dậy khác nhau, nhưng trong khoảng thời gian từ 5-7 giờ sáng các bạn nên dành cho việc đi toilet, để đào thải chất độc chứa trong ruột già ra khỏi cơ thể.

Nếu đại tràng không được bài độc và hồi phục tốt, độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể.

Đến một lúc nào đó bạn sẽ bị mọc mụn, xuất hiện các nốt thâm, và thậm chí tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng. Vì thế, cố gắng đi đại tiện trong thời gian này, càng để muộn thì độc tích nhiễm càng nhiều.

Từ 7-9 giờ sáng

Lúc này ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng đầy đủ, nên ăn những loại thức ăn tốt cho dạ dày như táo, củ cải…

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính, là nơi dự trữ, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Vì thế vào thời điểm này bạn có thể ngồi xổm và tập luyện thở bụng.

Tập đều đặn hàng ngày giúp kích thích tuần hoàn máu dạ dày, kích thích thay đổi tế bào mới, tăng hiệu quả tiêu hóa cho dạ dày.

Những lưu ý để có giấc ngủ sớm và sâu


https://images.unsplash.com/photo-1513506003901-1e6a229e2d15?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb

Khi ngủ nhất định phải tắt đèn, bởi ánh sáng đèn sẽ khiến não bộ bị kích thích, làm bạn khó ngủ hơn.

  • Tắt đèn khi ngủ, giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ: Khi ngủ nhất định phải tắt đèn, bởi ánh sáng đèn sẽ khiến não bộ bị kích thích, làm bạn khó ngủ hơn.
  • Tắm nước ấm trước khi ngủ, ăn các thực phẩm giúp ngủ ngon như hồ đào, hoặc uống 1 ly sữa ấm…
  • Tập yoga giúp ngủ ngon hơn: Trước khi ngủ, mát xa một số huyệt ở đầu và chân cũng có tác dụng giúp ngủ ngon hơn.
  • Giữ cho đầu óc thoải mái, tránh suy nghĩ về những công việc hoặc các rắc rối trong cuộc sống. Có thể nghe một bản nhạc nhẹ để dễ dàng ngủ hơn.
  • Từ 22 giờ đến 2 giờ sáng không chỉ là quãng thời gian cơ thể bài độc tốt nhất, mà còn là quãng thời gian dưỡng da tuyệt nhất. Bởi vậy. nếu bạn muốn có 1 cơ thể khỏe mạnh và làn da sáng đẹp việc ngủ sớm là vô cùng quan trọng.

Nếu muốn có một sức khỏe tốt, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc và tuân thủ đúng lịch ngủ để phục hồi nội tạng cơ thể một cách hợp lí

Video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào tình trạng mất ngủ

https://www.youtube.com/watch?v=j5Sl8LyI7k8


  • 10 Câu hỏi đọc hiểu

    Câu 1: Tại sao chúng ta cần phải ngủ?

    • [ A ] Để cho đỡ mỏi mắt
    • [ B ] Để não được nghỉ ngơi
    • [ C ] Để đảm bảo hoạt động đúng đắn của hệ thần kinh
    • [ D ] Để giảm mệt mỏi cơ thể

    Câu 2: Đối tượng nào cần ngủ khoảng 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày?

    • [ A ] Trẻ sơ sinh
    • [ B ] Người trưởng thành
    • [ C ] Thanh thiếu niên
    • [ D ] Người lớn

    Câu 3: Mất ngủ sẽ gây nên những biến chứng nào?

    • [ A ] Giảm trí nhớ, ung thư, đột ngụy, bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
    • [ B ] Kiểm soát cân nặng, trẻ hóa và tái tạo da, giảm nguy cơ bệnh tật, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ não bộ, cải thiện cảm xúc.
    • [ C ] Kiểm soát cân nặng, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm stress , căng thẳng.
    • [ D ] Bệnh lý về tim mạch, giảm trí nhớ, giảm căng thẳng, trầm cảm và rối loạn lo âu, tăng cường sức đề kháng.

    Câu 4: Điều nào sau đây về giấc ngủ là đúng?

    • [ A ] Thiếu ngủ có thể gây động kinh ở những người bị bệnh động kinh.
    • [ B ] Vấn đề giấc ngủ xảy ra ở hầu hết tất cả những người bị rối loạn tâm thần.
    • [ C ] Thiếu ngủ nghiêm trọng có thể dẫn đến ảo giác.
    • [ D ] Tất cả các đáp án trên.

    Câu 5: Nguyên nhân của chứng mất ngủ là gì?

    • [ A ] Lo lắng
    • [ B ] Sợ hãi
    • [ C ] Thuốc
    • [ D ] Tất cả các đáp án trên

    Câu 6: Khi nào cần khám khi bị mất ngủ?

    • [ A ] Mất ngủ kéo dài
    • [ B ] Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi
    • [ C ] Mất ngủ ảnh hưởng đến công việc
    • [ D ] Tất cả đáp án trên

    Câu 7: Chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

    • [ A ] Thuật ngữ y học cho chứng ngáy liên tục
    • [ B ] Thức dậy vào ban đêm không có lý do rõ ràng
    • [ C ] Gián đoạn tạm thời của hơi thở trong khi ngủ
    • [ D ] Tất cả các đáp án trên

    Câu 8: Ngủ bù ban ngày giúp cơ thể không mệt mỏi và khắc phục được chứng mất ngủ

    • [ A ] ĐÚNG
    • [ B ] SAI

    Câu 9: Ngủ mơ, ngủ giật mình hoặc chập chờn, bị bóng đè cũng là những dạng rối loạn giấc ngủ?

    • [ A ] ĐÚNG
    • [ B ] SAI

    Câu 10: Khi khó ngủ, nếu nhìn đồng hồ càng làm tình trạng mất ngủ nặng hơn?

    • [ A ] ĐÚNG
    • [ B ] SAI

     


 

2 bình luận
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*