scroll top
Tư liệu Tham khảo
Ý Chí Người An Nam
viết bởi Admin
29525
92
08-09-2019
Người Việt chúng ta có thực sự như tác giả nói không, và nếu có thì bao nhiêu?

Hôm nay bạn có thời gian không, ad đăng một đoạn trích từ quyển sách “Tâm lý học người An Nam” của tác giả người Pháp Paul Giran nghiên cứu về Dân tộc Việt Nam từ những năm thế kỷ XIX. Cùng đọc nhé!

Mục đích của nghiên cứu này, là để dễ cai trị người Việt. Chính quyền Pháp không không muốn thiết lập một chế độ cai trị lâu dài mà không có một nền tảng tri thức đủ chắc chắn về chính dân tộc bị đô hộ.

Trước khi đọc đoạn trích dẫn này, bạn cần có suy nghĩ rộng mở, không bó hẹp để hiểu. Vì tác giả là một người phương Tây nhìn về phương Đông vào thế kỷ XIX- lúc chủ nghĩa Thực dân đang bành trướng khắp thế giới, với sự đề cao sự ưu việt của văn minh phương Tây mà thiếu ở đó cách nhìn tôn trọng thế giới quan của người phương Đông (vốn thiên về duy tâm hơn là duy lý), và lấy lý do “đi khai hóa văn minh” khắp thế giới nhưng cướp bóc và cai trị thì nhiều hơn là khai hóa!

Trong thời đại ngày nay, cách nhìn của Paul Giran sẽ bị phê phán và phản biện gay gắt, vì những nhà theo chủ nghĩa nhân văn sẽ cho rằng, không bao giờ có sự hơn/thua, cao/thấp về văn hóa mà chỉ có sự đa dạng và khác biệt ở mỗi nền văn hóa/văn minh dân tộc.

Hãy cùng tham khảo đoạn trích sau trong mục “Ý chí người An Nam”

………………………………………….

Nếu nét đặc trưng của tình cảm người An Nam là sự lãnh đạm, thì sự trơ lỳ hẳn phải là đặc trưng của ý chí xứ này.

Người An Nam ôn hòa và điềm tĩnh, nghĩa là họ hiếm khi thể hiện sự thiếu kiên nhẫn và cũng không để bản thân nổi giận hoặc hung dữ bất chợt. Họ không đủ mạnh mẽ để bộc lộ như vậy. “…”

Không thể nói thẳng thừng rằng người An Nam lười biếng. Trái lại họ siêng năng, rất ít người An Nam ăn không ngồi rồi. Có điều, họ lao động một cách uể oải, đặc biệt là khi họ làm không phải do bị nhu cầu thúc bách hoặc không vì lợi riêng. Các kiều dân, thương nhân, kỹ nghệ gia, nói chung tất cả những ai phải thuê họ làm việc, dưới bất kỳ hình thức nào, đều quen thuộc với những điểm bất lợi của lực lượng lao động này.

Để thực hiện công việc thường chỉ cần đến một người châu Âu, thì ở đây phải cần ít nhất bốn “phụ thợ” và một người giám sát. Trong các ngôi nhà của người Pháp, người ta luôn thấy, để phục vụ cho một hoặc hai người, ít nhất phải có ba người hầu: một người hầu phòng, một đầu bếp và một “phu kéo xe”. Sự phân công lao động giữa họ bị đẩy đến mức cực đoan. Một nhà báo hóm hỉnh viết, “mỗi cá nhân phát triển toàn vẹn sự phân công lao động của mình, nến thử tráo vai và yêu cầu họ giúp nhau, và nhất là tưởng tượng ra chuyện có một người giúp việc giỏi có thể làm hết mọi việc, thì ngay cả quét nhà cũng không có ai lo đâu.”

Không nên đòi hỏi ở người An Nam bẩm sinh vô cảm quá mức. Khiếm khuyết này chắc chắn bắt nguồn từ những thiên hướng sinh lý di truyền mà ở một mức độ nhất định đã làm giảm bớt tính trách nhiệm của họ.

Đối với (người Pháp) chúng ta, sự lười biếng là một khiếm khuyết nghiêm trọng, vì chúng ta có đủ sự năng nổ để khắc phục khuynh hướng bạc nhược này. Ở người An Nam, trái lại, biếng nhác là một tình trạng bình thường; năng động, mới là điều bất thường. Ý chí cùn nhụt của họ chỉ có thể thể hiện theo một hướng: thụ động. Từ “năng nổ” của chúng ta không có từ tương đương trong ngôn ngữ của họ.

Sự kiên trì, năng động, sáng tạo, bao nhiêu là phẩm chất chưa được biết đến ở người An Nam. Bouillevaux nói, “Người An Nam không kiên định. Họ bắt đầu vô cùng hăng hái một công việc hợp ý họ, họ khởi đầu tốt trong bất kỳ nghề nào; nhưng sau một vài tháng, nhiều nhất là vài năm, họ mệt mỏi, chán ghét, bỏ bê công việc và thường bỏ ngang nghề của mình, dù sau này vẫn phải làm tiếp khi nghèo đói. Người An Nam không có sự kiên trì, họ không thích quy tắc, họ thích hành sự tùy hứng, không nhất quán, không suy nghĩ thấu đáo.”

Người An Nam không kiên định. Họ bắt đầu vô cùng hăng hái một công việc hợp ý họ, họ khởi đầu tốt trong bất kỳ nghề nào; nhưng sau một vài tháng, nhiều nhất là vài năm, họ mệt mỏi, chán ghét, bỏ bê công việc và thường bỏ ngang nghề của mình, dù sau này vẫn phải làm tiếp khi nghèo đói. Người An Nam không có sự kiên trì, họ không thích quy tắc, họ thích hành sự tùy hứng, không nhất quán, không suy nghĩ thấu đáo.”

Người thợ An Nam làm việc chỉ để sống, những nhu cầu của họ phải nói là rất ít. Khi họ vừa rủng rỉnh đủ để sống trong một thời gian, họ sẽ ngừng làm việc. Đừng thử trả công hậu hĩnh cho một thợ thủ công bản xứ để giữ anh ta lại; nếu anh ta dễ dàng kiếm được, trong một tuần, số tiền cần cho lượng thức ăn trong một tháng, vào ngày thứ tám, sau khi được trả tiền, người thợ của bạn sẽ không xuất hiện cho đến khi anh ta tiêu hết đồng cuối cùng.

Ta dễ dàng hiểu ra rằng không nên yêu cầu những người như vậy lúc nào cũng đưa ra nhiều sáng kiến. Thế nên, chúng ta sẽ hiếm khi thấy họ có ý định doanh thương hoặc kỹ nghệ, vì để thành công, điều này đòi hỏi chất lượng trí tuệ, tổ chức và kinh tế cao. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một trong những lý do chính tại sao các ngành thuộc lĩnh vực nhiều tính người này, ở Đông Dương, gần như hoàn toàn nằm trong tay người ngoại quốc: người Âu, người Hoa hoặc những người châu Á khác, v.v.

Người An Nam chỉ mong làm những nghề nghiệp đã được vẽ đường sẵn, ít gây ra cho họ những sự cố bất ngờ nhất, ít đòi hỏi những nỗ lực sáng tạo nhất. Đó là sự quan liêu trong tâm hồn. Tham vọng quyền lực và tình yêu đời thường khiến họ trở thành một quan chức bẩm sinh.

Ở đây, chúng ta có thể khái quát hóa rằng người Á châu luôn đi trên cùng đường mòn, ngày càng dẫn sâu và chưa bao giờ thử bước ra khỏi đó. Một định lệ đặt ra được thần thánh hóa; người Trung Hoa và An Nam thể hiện một sự tôn sùng thần thánh đối với truyền thống.

Đặc điểm tính cách đó là yếu tố chính trong sự chậm tiến hóa của các dân tộc này và trong sự cố định của các thiết chế cùng phong tục, …“Các nghi lễ thần thánh đã giết chết toàn bộ sự tưởng tượng.”

… Lịch sử của vương quốc An Nam, với những cuộc nổi dậy liên tiếp chống ngoại xâm, có thể đòi hỏi người dân An Nam phải có một ý chí vứng chắc và tràn đầy nghị lực; nếu không, họ dường như sẽ không thể giành lại độc lập và chiến thắng kẻ khổng lồ Trung Hoa sau một chuỗi đấu tranh kéo dài hằng trăm năm… (nhưng) Những cuộc nổi dậy này chỉ là những đợt bộc phát mãnh liệt và ngắn ngủi, phần nhiều thể hiện một sự bốc đồng của tuổi trẻ hơn là một ý chí trưởng thành, mạnh mẽ và kiên định.

... Rõ ràng, chúng ta có thể làm sáng tỏ nguồn gốc sâu kín và xa xưa của một niềm tin cố hữu trong tất cả các chủng tộc Á châu: Thuyết Định Mệnh. Để giảm bớt những chán chường và mệt mỏi trong việc chống lại những chướng ngại có thể xảy ra, thuyết định mệnh, đối với người An Nam, là một lý do đơn giản cho sự trơ lỳ của họ.

… Đối với sự khoan dung thường được những người Viễn Đông ngưỡng mộ, đó cũng chỉ là kết quả của cùng một nguyên nhân: Căm ghét nỗ lực thể chất hoặc tinh thần. Đối diện với khó khăn- điều mà họ cố gắng lẩn tránh, không chinh phục. Người An Nam không bao giờ truyền đạo, chưa bao giờ có ý niệm truyền bá tín ngưỡng của chính mình, chưa bao giờ họ có cơ hội kháng cự lại đức tin của dân tộc khác.

Bạn có đồng tình với quan điểm của Paul Giran không? điều nào có, điều nào không?

92 bình luận
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*