scroll top
Tin tức Oden
Câu chuyện người công nhân sau 35 tuổi
viết bởi Admin
3956
5
26-08-2021
Đây là một câu chuyện có thật và đang xảy ra trong thực tế, một câu chuyện của riêng một cá nhân nhưng mang chung một mẫu số cho những người đi làm trong những xí nghiệp hay còn gọi là công nhân

Một người Dì của em năm nay 55 tuổi, và đã có 30 năm kinh nghiệm may hàng công nghiệp xuất khẩu về áo gió, quần tây... - các mặt hàng quần áo. Trong chuyền Dì chia sẻ là Dì làm lâu rồi nên có kinh nghiệm, may nhanh và ăn theo sản phẩm, thường thì tăng ca trung bình đến 8 giờ tối và lúc cao điểm thì 10 giờ tối. Do làm lâu và tính tình dễ mến nên Dì được đề cử lên làm tổ trưởng, quản lý khoảng 13 người. Dì cũng làm thử 1 tháng ở vị trí trưởng chuyền nhưng sau đó xin nghỉ vì áp lực, vì hiền quá nói các bạn khác không nghe, rồi phải chịu những thái độ “ra mặt” khi chuyền của mình phụ trách làm không đúng số lượng được giao, nên Dì đã xin không làm tổ trưởng nữa.

Những năm tháng miệt mài, sáng làm tối về và kể cả thứ bảy, chủ nhật cũng làm nếu có, không có cơ hội đi đâu cả, nhiều khi nghĩ công việc này vô vị quá nhưng nghĩ giờ mà mình chuyển việc thì cũng chẳng biết làm gì, không bằng cấp, không chuyên môn, thứ mà Dì có chỉ là 30 năm kinh nghiệm. Nhưng 30 năm đó mình chỉ làm một công đoạn nên giờ may thành 1 sản phẩm cái áo hay cái quần cũng không biết cách may. Nên cứ cố gắng làm, nhẫn nhịn và nghĩ sẽ lấy lương hưu để sống lúc tuổi già. Nhưng phía công ty thì nghĩ khác họ tìm cách sa thải những người trên 40 tuổi bằng rất nhiều lý do.

CHỦ DOANH NGHIỆP nghĩ:

  1. Người có tuổi không còn nhanh nhạy, phản ứng chậm
  2. Không phải trả tiền thâm niên và tiền bảo hiểm
  3. Do phải chăm con ( nếu CN là nữ) thì thường xuyên nghỉ đột xuất, về nhiều lý do mà không cho không được => Ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc
  4. Sau một thời gian lao động sức khỏe giảm đi vì tính chất công việc (công nhân chủ yếu làm tay chân và không có chế độ nghỉ ngơi hợp lí dần dần sức khỏe đi xuống)
  5. Người trẻ 19, 20 tuổi thì trẻ, khỏe làm tăng ca nhiều mà không cần phải trả tiền thâm niên và bảo hiểm cao vì họ là người mới vào công ty.
  6. Người trẻ tiếp thu nhanh, mắt sáng, tay chân thoăn thoắt, khả năng linh hoạt vì các mẫu mã phải thay đổi, phải cập nhật theo xu hướng hiện tại.
  7. Người sau 35 thì thường phản ứng chậm, mắt đã yếu dần, và do một số bệnh lý nghề nghiệp như giãn tĩnh mạch ở chân, hay ngồi lâu thì bệnh đường ruột...

Tuy nhiên người CÔNG NHÂN nghĩ:

  1. Mình có kinh nghiệm làm (5 năm trở lên) tuy thực tế thì may công đoạn ai cũng có thể làm được chỉ cần đào tạo 1 tuần là có thể vào chuyền.
  2. Làm lâu thì công ty sẽ đánh giá cao mức độ tin cậy. Đúng là thế nhưng công ty tuyển công nhân đã xác định là phải có người giám sát, làm theo sản phẩm và có người kiểm tra sau khi làm xong. Do đó, mức độ tin tưởng đứng sau giá trị và số lượng sản phẩm làm ra.

Hiện tại: Do độc thân nên kinh tế chỉ lo cho chính mình. Vì vậy, khi đi làm mà nghe các lời nói không được tôn trọng, sức ép về số lượng, sự tranh giành, đôi khi Dì cũng có nhiều suy nghĩ về việc có nên tiếp tục công việc hay không. Trong tình trạng khó khăn do ảnh hưởng của Covid - 19 như hiện nay, công ty đã cho Dì và một số người trên 50 tuổi nghỉ và trả thêm cho 3 tháng thất nghiệp. Dì nói "đó là một quyết định!".

Trên thực tế, không hiếm gặp những “mẫu chuyện” như trên. Nhưng một câu hỏi đặt ra là có một tương lai nào tốt hơn cho họ không? Một công việc tốt hơn với trình độ cao hơn, có thêm kiến thức, có thêm ngoại ngữ và kỹ năng là điều kiện cần để trau dồi. Theo dòng suy nghĩ đó, tôi lại tưởng tượng ra hình ảnh người công nhân đến lớp học hay tham gia chương trình đào tạo nào đó. Biết đâu lại có một diễn biến khác!

CÒN BẠN NGHĨ SAO?

Tag:
5 bình luận
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*