scroll top
Tư liệu Tham khảo
Genchi Genbutsu Genjitsu
viết bởi Admin
26911
0
09-03-2021
Toyota có một triết lý với tên gọi Genchi Genbutsu Genjitsu, nó tương đồng với cụm từ "bạn đã tận mắt thấy nó chứ?" và đó cũng chính là lý do vì sao người Nhật chẳng bao giờ có khái niệm "em tưởng".

Khi xảy ra lỗi hay khi làm sai chỉ thị cấp trên các nhân viên mới thường “bao biện” bằng cụm từ “em nghĩ, em tưởng”, nguyên do của căn bệnh này là vì sự thiếu chủ động trong công việc, không chịu xác nhận thông tin chính xác, thường phán đoán dựa trên cảm tính mà không làm theo hướng dẫn.

Để đào tạo nhân viên mới có trách nhiệm hơn với công việc, các công ty Nhật đã áp dụng nguyên tắc 3G (San Gen) Genchi Genbutsu Genjitsu. Nguyên tắc 3G trong tiếng Việt được hiểu theo nghĩa quan sát “thực trạng” của sự việc, vấn đề tại “thực địa” một cách “thực tế”. Đơn giản hơn là đi đến tận nơi nhìn tận mắt, nghe tận tai, cảm nhận trực tiếp và tự mình suy nghĩ ra biện pháp giải quyết vấn đề.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay mọi người có thể thu thập dữ liệu, thông tin một cách dễ dàng hơn. Nhưng nếu chỉ nhìn vào các báo cáo hay dữ liệu trên giấy thì liệu bạn đã tiếp cận thông tin một cách chính xác nhất hay chưa?

Năm 2004 kỹ sư của công ty Toyota Yuji Yokoya được giao nhiệm vụ tái thiết kế thế hệ Minivan Sjenna mới cho thị trường Bắc Mỹ. Ông nhận một chiếc Sjenna phiên bản đương thời để thực hiện một hành trình dài hơn 85.000km xuyên nước Mỹ để đánh giá và cải thiện thiết kế Minivan Sjenna. Yuji Yokoya muốn chiếc Sjenna mới trở thành chiếc Minivan cho cả gia đình đặc biệt là trẻ em sẽ cảm thấy thoải mái như ở nhà trên hành trình dài. Sau khi thực hiện chuyến hành trình thì chất lượng ghế được ưu tiên nâng cấp cùng việc trang bị đầu DVD và gương quan sát toàn bộ khoang nội thất để cha mẹ nhìn thấy những gì đang diễn ra ở hàng ghế sau.

Chuyến thử xe lịch sử của kỹ sư Yuji Yokoya là một ví dụ điển hình cho nguyên tắc Genchi Genbutsu Genjitsu vốn đòi hỏi phải đến tận nơi để tìm hiểu vấn đề thực tế nhằm đưa ra quyết định đúng đắn.

Khi giải quyết vấn đề, trước hết hãy chịu trách nhiệm, sau đó đến trực tiếp hiện trường tìm hiểu tình trạng thực tế , đừng cố đưa ra các phỏng đoán dựa trên việc gọi điện hay báo cáo trên bàn giấy. Vì sẽ có một khoảng cách rất lớn giữa những gì mình “tưởng” và những gì thực sự xảy ra ở hiện trường.

Việc nằm lòng và thực hành quy tắc 3G (San Gen) sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt được thông tin chính xác nhất của vấn đề, từ đó tránh được các nhận định chủ quan và câu bao biện “em nghĩ, em tưởng”.

Tag:
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*