頑張る(がんばる)- GANBARU– KIÊN TRÌ, KIÊN ĐỊNH
ĐÁP ÁN Ô CHỮ TUẦN 3 THÁNG 10
*Lưu ý: Đáp án đúng phải được viết bằng chữ VIẾT HOA VIẾT LIỀN KHÔNG DẤU các bạn nhé.
Hàng 1: Mỗi ngày đi học khi đặt tay lên tim bạn sẽ chạm vào nó, đó là từ gì?
KAIZEN
Hàng 2: Gương mặt, tác phong, tinh thần của chúng ta nên thể hiện điều gì để tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhà tuyển dụng/Người đối diện?
GENKI
Hàng 3: Bạn chỉ cần nhắm tới _ _ _ - _ _ _ _ của riêng bạn"- "あなただけのゴールに向かって
MUCTIEU
Hàng 4: "Đời người có khi buồn đau, có khi cực khổ, cũng có lúc vui sướng. Tuy nhiên, dù thế nào cũng cố gắng lên mà _ _ _ _ nhé."- "人間の一生には、苦しいことも、悲しいことも、楽しいことも、あります。でも、一生懸命生きましょう."
SONG
Hàng 5: "Gieo suy nghĩ, gặt _ _ _ _ -_ _ _ _. Gieo _ _ _ _- _ _ _ _, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách.Gieo tính cách, gặt số phận."- "思いの種をまき、行動を刈り取り、行動の種をまいて、習慣を刈り取る習慣の種をまき、人格を刈り取り、人格の種をまいて、人生を刈り取る.
HANHDONG
Hàng 6: Một người nếu có điều này thì sẽ có động lực để tiếp tục cố gắng làm việc và học tập. Mọi khó khăn, thử thách rồi cũng đi qua (ví dụ như thiên tai, dịch bệnh...) vì họ tin rằng ngày mai sẽ là ngày tươi sáng và tốt đẹp hơn ngày hôm qua.
NIEMTIN
Hàng 7: Từ lặp đi lặp lại nhiều nhất trong "7 tâm thế của học viên Kaizen" là gì?
CHUDONG
Hàng 8: Một ngày rất quan trọng, mà bạn chưa bao giờ sống trước đây, cũng không thể sống lại một khi đã đi qua, vì đó là ngày duy nhất mà ta có. Đó là ngày nào?
HOMNAY
Hàng dọc (đáp áp cuối cùng): KIENDINH
...
頑張る(がんばる)- GANBARU– KIÊN TRÌ, KIÊN ĐỊNH
頑(がん) – Vững vàng, bướng bỉnh
張る(はる) – kéo dài, lan rộng, thắt chặt
Kết hợp lại 2 từ này thành がんばる- nghĩa là khi bạn kéo dài hay thắt chặt sự vững vàng hay bướng bỉnh của mình thì gọi là Cố gắng, Kiên trì hay Kiên định.
Có một số cách để bạn tập tính 頑張る- Ganbaru. Ví dụ như:
生き甲斐 (IKIGAI) là gì vậy?
Hãy cùng đọc câu chuyện này trước:
Ở một ngôi làng nhỏ bên ngoài Osaka, một người phụ nữ ở trong tình trạng hôn mê đã chết. Cô đột nhiên có một cảm giác là cô được đưa tới thiên đường và đứng trước một giọng nói của tổ tiên mình.
“Cô là ai?” Giọng nói kia hỏi cô.
“Tôi là vợ của thị trưởng”, cô đáp.
“Ta không hỏi cô là vợ của ai mà ta hỏi cô là ai”.
“Tôi là mẹ của 4 đứa trẻ”.
“Ta không hỏi cô là mẹ của ai, ta hỏi cô là ai”.
“Tôi là giáo viên”.
“Ta không hỏi cô làm nghề gì mà ta hỏi cô là ai”.
Và cứ thế. Bất kể cô trả lời thế nào, có vẻ cô đều không nhận được sự hài lòng cho câu trả lời của câu hỏi, “cô là ai?”
“Tôi theo đạo Shinto (Thần đạo)”.
Ta không hỏi tôn giáo của cô là gì, ta hỏi cô là ai.”
“Tôi là một người thức dậy mỗi sớm để chăm lo cho gia đình của tôi và nuôi dưỡng tâm hồn những đứa trẻ ở trường.”
Cô vượt qua bài thi, và được gửi lại trái đất. Sáng hôm sau, cô thức dậy lúc mặt trời mọc và cảm thấy ý nghĩa sâu sắc của ý nghĩa và mục đích sống. Cô dự định chuẩn bị bữa trưa cho lũ trẻ và chuẩn bị những bài học hay cho học sinh ngày hôm đấy.
Người phụ nữ ấy đã khám phá ra IKIGAI của mình.
Ikigai được ghép từ 2 từ trong tiếng Nhật:
Ikiru: Có nghĩa là Cuộc sống, tồn tại.
Kai: Có nghĩa là nhìn thấy hy vọng.
Ikigai-hiểu ngắn gọn là “Lý do tôi thức dậy mỗi sáng”, là “Lý do tôi sống” (Reason to live) của mỗi người.
Chúc bạn sẽ tìm thấy được 生き甲斐của cuộc đời mình. Và chắc chắn điều có ý nghĩa với bạn theo thời gian sẽ có thể thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời nữa ^^