scroll top
Giáo dục Thể chất
[CẨM NANG SỨC KHỎE - Chương 12] Giãn tĩnh mạch và dây chằng
viết bởi Admin
31382
2
12-02-2020
Giãn tĩnh mạch và dây chằng

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi, bệnh thường xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh và người phải đứng hoặc ngồi quá lâu ít vận động. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây bất tiện trong sinh hoạt, có nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân vì viêm nhiễm nặng.

Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh

  1. Yếu tố di truyền: theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
  2. Giới tính: tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
  3. Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,…
  4. Khối lượng cơ thể: gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân.
  5. Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
  6. Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột tay hay phải nằm bất động lâu cũng có thể dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

  1. Cảm giác nặng và mỏi ở chân khi đứng quá lâu.
  2. Tĩnh mạch giãn, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ.
  3. Đau khi đi lại nhiều và thường bị chuột rút về đêm.
  4. Bị sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân.
  5. Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét mất khả năng lao động.
  6. Viêm tắc tĩnh mạch sâu, các khối này có thể di chuyển lên tim và gay tắc động mạch phổi.

Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

  1. Không đi đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, hạn chế đi giày cao gót.
  2. Khi nghỉ ngơi nên kê chân cao.
  3. Ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước (2 lít).
  4. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
  5. Có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.

Chúng ta nên phòng bệnh, đừng để đến khi bệnh nặng rồi mới tìm cách để điều trị, khi đó, bệnh đã gây ra nhiều biến chứng và rất khó để khắc phục hoàn toàn. Do đó, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh hãy đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời nhé.

Sau khi đọc, bạn tự kiểm tra kiến thức đọc hiểu của mình qua 10 câu trắc nghiệm sau. Giáo viên sẽ hỏi lại tại lớp nhé!


  • 10 Câu hỏi đọc hiểu

 

Câu 1. Bệnh giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở những người nào?

  • [ A ] Có tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • [ B ] Người phải đứng hoặc ngồi quá lâu ít vận động.
  • [ C ] Cả 2 đều đúng.
  • [ D ] Cả 2 đều sai.

Câu 2. Có bao nhiêu nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch?

  • [ A ] Có 5 nguyên nhân.
  • [ B ] Có 6 nguyên nhân.
  • [ C ] Có 7 nguyên nhân.
  • [ D ] Có 8 nguyên nhân.

Câu 3. Bệnh giãn tĩnh mạch do yếu tố di truyền chiếm khoảng bao nhiêu %?

  • [ A ] Chiếm 80%
  • [ B ] Chiếm 70%
  • [ C ] Chiếm 60%
  • [ D ] Chiếm 50%

Câu 4. Những triệu chứng phát hiện bệnh giãn tĩnh mạch?

  • [ A ] Cảm giác nặng và mỏi ở chân khi đứng quá lâu, Đau khi đi lại nhiều và thường bị chuột rút về đêm.
  • [ B ] Bị sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân.
  • [ C ] Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét mất khả năng lao động.
  • [ D] Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 5. Tỷ lệ mắc bệnh tĩnh mạch của nam hay nữ cao hơn?

  • [ A ] Nam.
  • [ B ] Nữ.
  • [ C ] Ở trẻ em.
  • [ D ] Cả A,B đều sai.

Câu 6: Nguyên nhân nào gây ra bệnh giãn tĩnh mạch?

  • [ A ] Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột tay hay phải nằm bất động lâu.
  • [ B ] Các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,…
  • [ C ] Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • [ D ] Cả 3 đều đúng.

Câu 7. Làm như thế nào để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch?

  • [ A ] Có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm, Khi nghỉ ngơi nên kê chân cao.
  • [ B ] Không đi đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu, hạn chế đi giày cao gót, ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước (2 lít).
  • [ C ] Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • [ D] Cả 3 đều đúng.

Câu 8: Tĩnh mạch khỏe là:

  • [ A ] Dòng máu đổ ngược xuống thay vì trở về tim.
  • [ B ] Dòng máu đổ ngược xuống bị chặn lại.
  • [ C ] Van tĩnh đóng lại.
  • [ D ] B và C đúng

Câu 9. Khối lượng cơ thể có gây ra bệnh giãn tĩnh mạch không?

  • [ A ] Có.
  • [ B ] Không.

Câu 10. Tĩnh mạch bị yếu là do:

  • [ A ] Thành suy yếu.
  • [ B ] Sự đóng cửa van.
  • [ C ] Van đóng không đúng cách.
  • [ D ] A và C đúng.

 

 


2 bình luận
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*