scroll top
Tư liệu Tham khảo
Gaman dekiru
viết bởi Admin
25777
3
10-09-2020
Ở Việt Nam ông bà ta có câu: một điều nhịn, chín điều lành. Thông qua câu tục ngữ trên ông bà ta muốn truyền đạt đến mọi người rằng “hãy sống hiền lành nhẫn nhịn lẫn nhau không nên hiếu chiến nóng giận để xảy ra xung đột không mong muốn”.

Từ Gaman (我慢) trong tiếng Nhật được cấu tạo từ 2 từ Kanji cơ bản là:

我:Ngã có nghĩa là tôi hay là bản thân.

慢:Mạn có nghĩa là chậm chạp hay trì hoãn.

Ghép 2 hán tự này lại ta được từ mang ý nghĩa là nhẫn nại, chịu đựng.

Trong ngôn ngữ Nhật Bản, chữ "Nhẫn" được viết là Gaman (我慢). Nó có nguồn gốc từ chữ Zen (禅 - Thiền), mang ý nghĩa "nhẫn nại chịu đựng, ngay cả với những điều dường như không thể chịu đựng nổi".

 

Vậy tại sao phải nhẫn nhịn, chịu đựng?

Hôm nay chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi này thông qua cái nhìn của các bạn Học viên nhé!

  • Hầu hết các bạn học viên đều học tiếng Nhật bắt đầu bằng bảng chữ cái. Mới đầu thì hầu như mọi người đều nghĩ việc học tiếng Anh được thì học tiếng Nhật cũng được nhưng khi bắt đầu học và luyện viết thì nó hoàn toàn khác hẳn với suy nghĩ ban đầu. Tiếng Nhật không cấu tạo theo bảng chữ cái alphabet như tiếng Anh và tiếng Việt mà nó cấu tạo từ 2 bảng chữ cái chủ yếu là Hiragana và Katakana. Ngay từ đầu nếu chúng ta không “chịu đựng, nhẫn nhịn” độ khó của bảng chữ cái thì đã "từ bỏ" ngay từ đầu. Khi bắt đầu vào học những bài đầu của sách Minna chắc hẳn ai cũng choáng ngợp trước việc phải thuộc bốn mươi, năm mươi từ vựng mỗi bài nhỉ! Thật là khó để nhớ và đọc được. Nhưng những bạn đang học ở đây, ở trường KAIZEN này đều là những con người tuyệt vời vì đã “nhẫn nại” không từ bỏ dù cho tiếng Nhật khó đến bao nhiêu. Dần dần, tốc độ học từ vựng sẽ được cải thiện, việc học tiếng Nhật đã không còn gây nên áp lực quá lớn trong tâm lý nữa. Đó là lợi ích của việc “nhẫn nại” kiên trì không từ bỏ trong việc học tiếng Nhật mang lại.
  • Khi sang Nhật với tư cách là nhân viên đi làm thì những khó khăn, cũng như sự la mắng đương nhiên cũng nhiều hơn khi còn đi học. Khi đã "nhẫn nhịn chịu đựng" gần như không nổi nữa thì đừng gắng gượng ép bản thân phải làm điều mình không muốn vì “tức nước thì sẽ vỡ bờ”. Lúc đó, hãy nghĩ tỉnh táo suy nghĩ thật kĩ càng lý do mình phải "chịu đựng, nhẫn nại" là gì? Mình đã "nhẫn nhịn, chịu đựng" ai? Mục đích của việc "nhẫn nhịn" đó mang lại cho ta điều gì? Tại sao người Nhật lại có thể ngay ngắn trật tự không chen lấn xô đẩy trên một chuyến tàu đông nghẹt người? Trả lời được cho các câu hỏi trên chúng ta đã gần như rõ ràng nguyên nhân mục đích của chuyến đi Nhật và lý do tại sao cuộc sống ở Nhật lại trật tự một cách hoàn hảo đến vậy. Vậy tại sao chúng ta không nhẫn nhịn chịu đựng để vượt qua khó khăn để tìm ra và phát huy tài năng của bản thân mình vì “thử thách chính là người thầy vĩ đại nhất của mỗi người”.
  • Nếu nói gặp bất cứ chuyện gì cũng phải nhẫn nhịn và chịu đựng thì điều đó là không đúng. Chủ đề của bài viết là “Gaman dekiru” vậy trái với câu chủ đề thì đó là “Gaman dekimasen”. Càng “nhẫn” thì áp lực tâm lí càng nhiều. Việc cố gắng “nhẫn nhịn, chịu đựng” những điều không chấp nhận được như quấy rối trên tàu điện sẽ gây áp lực lớn lên tâm lý nên dẫn đến việc “chịu đựng mãi sẽ thành bệnh” hay tiêu cực hơn là mất khả năng điều khiển cảm xúc, hành vi dẫn tới bạo lực.

Để có thể làm việc một cách hiệu quả, không bị la mắng chúng ta nên trao dồi tiếng Nhật thật giỏi để khi sếp giao việc có thể hiểu rõ cách làm cũng như nội dung những việc cần làm. Khi gặp những điều "khó có thể chịu đựng" thì còn biết tiếng Nhật để trình bày, giải thích chứ đừng để đến lúc gặp bất cập, bức xức mà vẫn phải "nhẫn nhịn" thì sẽ gây trở ngại tâm lý dẫn đến những hành động không mong muốn nếu như không kiềm chế được.

3 bình luận
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*