scroll top
Tư liệu Tham khảo
Hansei [はんせい]
viết bởi Admin
23673
0
30-07-2020
Nếu bạn đang nói về chỉ những điểm mạnh của bạn, bạn đang khoe khoang. Nếu bạn nhận ra điểm yếu của mình với sự chân thành, bạn là một người dũng cảm.

Han (反) có nghĩa là "thay đổi", "Nhìn nhận một sự việc ở một góc độ khác" và Sei (省) có nghĩa là "tự đánh giá, tự xét bản thân mình". Ghép lại, 2 từ Hansei có nghĩa là "Tự phê bình, trung thực về những điểu yếu và những việc làm không đúng của bản thân".

Bài viết sau chia sẻ góc nhìn của một nhân viên người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Các bạn tham khảo để hiểu thêm về 1 nét văn hóa khá thú vị của người Nhật trong công việc nhé:

https://images.unsplash.com/photo-1458014854819-1a40aa70211c?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb&ixid=eyJhcHBfaWQiOjYzOTIxfQ

Khi làm sai một việc gì, đầu tiên một người khi hansei là phải cảm thấy thật sự, thật sự buồn và hối lỗi. Sau đó là vạch ra những việc cần làm để giải quyết vấn đề đó và thành thực tin rằng mình sẽ không lặp lại sai lầm đó nữa.

Khi một đứa trẻ tại Nhật làm điều gì đó không đúng, bố mẹ có thể sẽ mắng "Hansei shinasai" (Phản tỉnh đi!). Khi nghe bố mẹ nói vậy, bản thân đứa trẻ sẽ tự ý thức được việc không tốt mà mình đã làm, thừa nhận trách nhiệm của mình, tự giải thích lỗi của mình và hứa phải thay đổi từ trong suy nghĩ và hành động để không tái phạm việc làm đó trong tương lai.

Câu nói của bố mẹ mục đích không phải là để khiển trách hay la rầy đứa trẻ, mà là để nó tự nhìn lại mình, hiểu rằng trên đời không có một ai hoàn hảo cả và ai cũng đều phải cải thiện (Kaizen) bản thân mình một khi đã phát hiện ra những điểm khiếm khuyết.

https://images.unsplash.com/photo-1484575639045-6a7fb6632f8d?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb&ixid=eyJhcHBfaWQiOjYzOTIxfQ

Tôi là một người phương Tây làm việc tại Nhật Bản. Tôi thấy sếp dường như không bao giờ cảm thấy hài lòng (về những việc tôi làm). Ông ấy luôn mong đợi chúng tôi phải làm được nhiều hơn nữa trong vai trò là một nhóm và từng cá nhân một. Khi đánh giá công việc của tôi ông thường nói, "Hector, làm tốt đấy. Cảm ơn cậu vì những cố gắng tuần rồi. Tuần sau cậu có thể cố gắng thêm chút nữa được không?". Khi nói, ông ấy không có vẻ gì là giận dữ cả, ông chỉ muốn tôi hôm nay giỏi hơn tôi hôm qua, để nhóm của tôi cũng tốt lên từng ngày.

Ở xã hội phương Tây, người ta thích sự tưởng thưởng, được đánh giá cao, được công nhận khi đạt được những thành tựu trong công việc. Ngược lại, trong xã hội Nhật Bản người ta không thích ăn mừng về những thành tựu mà chỉ thích khiêm tốn để học hỏi.

Người Nhật quan niệm nếu chỉ nói về những mặt mạnh của mình tức là bạn đang khoác lác, còn thẳng thắn nhìn vào những điểm yếu của mình mới là người mạnh mẽ. Nên tại những công ty như Toyota, cho dù bạn có thực hiện một nhiệm vụ thành công vang dội đi chăng nữa thì người ta vẫn tổ chức một buổi gọi là Hansen-kai (họp tự phê bình) để rút kinh nghiệm.

Cũng tại Toyota, khi một nhân viên đến gặp sếp và báo cáo công việc "Không có vấn đề gì" thì anh ta sẽ nhận được câu trả lời từ sếp, "Không có vấn đề gì, bản thân điều này chính là vấn đề đấy!" (To not have problems is a problem)

https://images.unsplash.com/photo-1512923680040-ae76121db32b?ixlib=rb-1.2.1&q=85&fm=jpg&crop=entropy&cs=srgb&ixid=eyJhcHBfaWQiOjYzOTIxfQ

...

Theo bạn, thì bạn sẽ áp dụng thói quen Hansei "tự phê bình" này vào thực tế công việc, cuộc sống như thế nào? Và khi nào thì không nên Hansei mà nên yêu cầu người khác cũng phải "chịu trách nhiệm" 1 phần cho việc đã xảy ra? Các bạn cùng suy nghĩ và trao đổi nhé.

Tag:
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*