scroll top
Tư liệu Tham khảo
Nghiên cứu: Lười biếng, lý do dẫn đến loài người Erectus bị tuyệt chủng
viết bởi Admin
27370
33
14-09-2019
Homo Erectus- một trong những loài người nguyên thủy đã bị tuyệt chủng đơn giản vì lười biếng.

Thói quen lười biếng- một lý do dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người Homo Erectus

Trường Đại học Quốc gia Úc (ANU) đã đưa ra nghiên cứu khảo cổ cho rằng, loài người Homo Erectus- một trong những loài người nguyên thủy đã bị tuyệt chủng đơn giản là do họ lười biếng.

Một dự án khai quật khảo cổ về quần thể người cổ đại ở Bán đảo Ả Rập trong Thời kỳ đồ đá sớm, đã phát hiện ra rằng Homo erectus đã sử dụng những “cách thức ít nỗ lực nhất” để chế tạo ra dụng cụ và thu thập thức ăn, tài nguyên sống.

Người đứng đầu dự án nghiên cứu, Tiến sĩ Ceri Shipton của Khoa Văn hóa, Lịch sử và Ngôn ngữ trường Đại học ANU cho biết, “Sự lười biếng này kết hợp với việc không thể thích nghi với sự biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân khiến loài người Homo Erectus bị tuyệt chủng.”

“Họ dường như là không có động lực thúc đẩy chính mình tiến lên phía trước”, Tiến sĩ Shipton nói.

“Tôi không cảm thấy thấy họ như là những nhà thám hiểm nhìn về phía chân trời. Họ đã không có cùng một cảm giác tuyệt vời (khát khao khám phá và chinh phục) mà ngoài người chúng ta- Homo Sapiens đã có.”

Tiến sĩ Shipton cho biết điều này thể hiện rõ qua cách Homo Erectus đã tạo ra các công cụ bằng đá và thu thập tài nguyên sống.

“Để tạo ra các công cụ bằng đá của mình, họ sẽ sử dụng bất kỳ loại đá nào họ có thể tìm thấy ở gần xung quanh trại của họ, phần lớn đã này có chất lượng thấp hơn so với những gì loài người sau này đã sử dụng, ông nói.”

Tại địa điểm chúng tôi khai quật khảo cổ, có một mỏm đá lớn trên đồi, chất lượng cách không xa lắm nơi người Homo Erectus sinh sống. Nhưng thay vì đi lên đồi, họ chỉ sử dụng bất cứ thứ gì đã lăn xuống và nằm ở dưới đồi. Khi chúng tôi quan sát mỏm đá, không có bất cứ dấu hiệu nào của hoạt động khai thác.

“Họ biết đá tốt có ở đó- trên đồi kia. Nhưng vì đã hài lòng với những gì mình có nên có thể họ đã nghĩ “Sao phải nhọc công leo lên đồi như vậy?”

Trong khi đó trái ngược lại; Các loài người sử dụng công cụ bằng đá thời kỳ sau này, bao gồm cả người Homo Sapiens chúng ta (và cả người Homo Neanderthal) – chúng ta sẵn sàng chấp nhận thử thách, leo lên núi để tìm đá chất lượng tốt hơn và vận chuyển nó trên những đoạn đường dài.

Tiến sĩ Shipton nói rằng, “Chính sự thất bại trong việc cải tiến công cụ lao động, khi môi trường của Homo Erectus bị khô cạn do sa mạc mở rộng, đã dẫn đến sự giảm mạnh của dân số.”

“Họ không chỉ lười biếng mà còn rất bảo thủ”, Tiến sĩ Shipton nói.

“Các mẫu trầm tích trong quá trình khai quật cho thấy: Môi trường sống xung quanh họ đang thay đổi, nhưng với vẫn những công cụ đá thô sơ và kém chất lượng này, không có gì thay đổi. Không có sự tiến triển nào cả, và các công cụ của họ vẫn không bao giờ cách xa những lòng sông khô cạn này. Cuối cùng thì, môi trường trở nên quá khô cằn để có thể tồn tại.”

Công việc khai quật và khảo sát được thực hiện vào năm 2014 tại địa điểm Saffaqah gần Dawadmi ở miền trung Ả Rập Saudi.

….

Kết lại, chúng ta- Homo Sapiens có người anh em họ hàng xa của chúng ta là Homo Erectus tồn tại trong 1.000.000 năm và đã tuyệt chủng vì một phần lý do là thói quen lười biếng. Và cùng với Erectus, gần 20 chủng loài người đã tuyệt chủng và duy nhất chỉ còn chúng ta, Homo Sapiens là tồn tại và thống trị trái đất này.

Vậy thì, nếu sự lười biếng, bảo thủ với sự thay đổi và không đổi mới cách nghĩ, cách làm việc có thể làm một chủng người tuyệt chủng thì lịch sử có lặp lại với chúng ta- Homo Sapiens trong tương lai xa nếu loài người trở nên biếng nhác hay không?

Hay chính sự khai thác tài nguyên của thế giới một cách cạn kiệt và thiếu trách nhiệm với môi trường sống, dẫn đến sự biến đổi khí hậu không do tự nhiên mà do khai thác quá mức, sẽ dấn đến hủy hoại trái đất- ngôi nhà chung của chúng ta và 10 triệu loài sinh vật sống?

Hãy nhớ, loài người- Homo Sapiens chúng ta mới tồn tại tại được 200.000 năm, bằng 1/5 so với loài người Homo Erectus.

33 bình luận
Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*