scroll top
Tư liệu Tham khảo
Sensei
viết bởi Admin
25750
0
19-11-2020
Sensei (先生) là một từ tiếng Nhật thường được sử dụng để chỉ “giáo viên”. Nếu bạn đang học tiếng Nhật ở trường hay học online chắc hẳn bạn cũng đang gọi giáo viên dạy mình là Sensei nhỉ. Nhưng từ Sensei không chỉ đơn giản mang nghĩa là “giáo viên”, nếu không đã không có bài viết này. Vậy Sensei còn ý nghĩa nào khác?

Sensei

Khi muốn hiểu rõ và nhớ kĩ một từ vựng mới đầu tiên ta nên nhìn vào Kanji của nó.

先 (せん): trước

生 (せい): sinh ra

Ghép lại với nhau ta được từ Sensei (先生). Hán tự là Tiên Sinh là “một người sinh ra trước bạn” - sống lâu hơn đồng nghĩa với việc có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn.

Ngày nay, Sensei không nhất thiết là người lớn tuổi hơn nhưng theo truyền thống, mọi người ở Nhật được dạy phải tôn trọng người mình gọi là Sensei.

Nói chung, có 2 nhóm người được gọi là Sensei ở Nhật là: giáo viên và một số chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Giáo viên

Đây là định nghĩa chính và cũng được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật. Trong từ điển quốc ngữ Myoukyou định nghĩa Sensei là một người dạy học thuật, kỹ thuật, nghệ thuật thực tế,…Theo định nghĩa thì Sensei có thể dạy nhiều thứ do dấu ba chấm cuối trong định nghĩa vì thế mọi người cũng hay gọi đùa Google là グ ー グ ル 先生 bởi vì Google "biết và dạy mọi thứ".

Khi được nghe từ Sensei chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến giáo viên ở trường vì thường từ này thường được dùng trong môi trường sư phạm.

Một số trường đại học hoặc trường luyện thi (trường chuyên đào tạo học sinh để đạt được những mục tiêu nhất định như vượt qua kỳ thi đầu vào của các trường trung học hoặc đại học) ở Nhật thuê học sinh cuối cấp để kèm cặp những em nhỏ hơn. Tuy nhiên, đây là một mối quan hệ senpai-kouhai nhiều hơn, và việc gọi họ là Sensei là không phổ biến.

Cũng có một số trường hợp ngoại lệ dù không giảng dạy nhưng vẫn được gọi là Sensei, ví dụ như nhân viên y tế tại trường học, nhân viên chăm sóc trẻ em (chỉ cần làm việc trong trường học thì họ thường được gọi là Sensei mặc dù “không đứng lớp”).

Người dạy những kỹ năng chuyên môn trong trường dạy nghề như đầu bếp, thợ trang điểm mặc dù không có bằng cấp sư phạm nhưng vẫn sẽ được gọi là Sensei tương tự với người hướng dẫn lái xe ô tô cũng vậy.

Hơn nữa, trong các môn thể thao truyền thống của Nhật như Judo, Karate, Akido, Kendo thường coi trọng lễ nghi vì vậy điều quan trọng là phải bày tỏ sự tôn kính với người hướng dẫn mình và gọi họ là Sensei. Riêng Sumo thì có chút khác biệt các võ sư được gọi là Toshiyori (年 寄) hay Oyakata (親 方).

Ngoài ra trong các môn thể thao phổ biến như bóng đá, bóng chày, bơi lội thường gọi người hướng dẫn là Koochi コ ー チ hoặc đôi khi là Kantoku (監督) nghĩa là huấn luyện viên hay huấn luyện viên trưởng.

Chuyên gia

Đối với những người nước ngoài họ thường không biết đến việc các chuyên gia, đặc biệt là những người nổi tiếng về trình độ chuyên môn hay đặc thù nghề nghiệp cũng được gọi là Sensei.

Ví dụ như bác sĩ Isha (医 者) và luật sư Bengo Shi (弁 護士) - những nghề có địa vị cao trong xã hội - mọi người đều hiểu sự khó khăn và phải tốn thời gian học tập dài để có thể nhận được bằng cấp trong các ngành nghề trên, vì vậy việc được gọi là Sensei là thể hiện sự tôn trọng đối với kiến thức chuyên môn và sự đóng góp có ích cho xã hội. Đa số những nghề kết thúc bằng Shi (士) yêu cầu một bài kiểm tra toàn quốc để chứng nhận vì vậy thường họ cũng được gọi là Sensei như Kenchiku Shi (建築 士) kiến trúc sư.

Các chính trị gia cũng được gọi là Sensei do những đóng góp tích cực để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Các nghệ sĩ, người sáng tác chuyên nghiệp như nghệ sĩ nổi tiếng, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ, tác giả truyện, sách cũng được trợ lí hay biên tập gọi là Sensei để thể hiện sự tôn trọng tài năng và cũng có một phần “tâng bốc” họ.

Tóm lại, cho dù Sensei có là một cách gọi thể hiện sự tôn trọng nhưng trong các văn bản chính thống hay tin tức nó có thể được thay thế bằng từ đồng nghĩa Kyoshi (教師) nhiều hơn nếu muốn chỉ rõ đó mang nghĩa là “giáo viên”.

Nếu bạn không chắc có nên gọi ai đó là Sensei hay không thì nên lắng nghe cách người xung quanh xưng hô họ hoặc nếu khi họ khiêm tốn không muốn bạn tiếp tục xưng hô như vậy thì tốt nhất là hãy xác nhận cách xưng hô họ muốn, đó là cách an toàn nhất để tránh trường hợp gây khó chịu cho đối phương.

Ví dụ:

先生(せんせい)と呼(よ)んだ方(ほう)がいいですか? それとも師匠(ししょう)と呼(よ)びましょうか?

Tôi nên gọi bạn là Sensei? Hay là tôi nên gọi bạn là Sư phụ?

Nguồn tham khảo: https://www.tofugu.com/japanese/sensei/

Gửi bình luận
Vui lòng nhập nội dung bên dưới
Vui lòng check "Tôi đồng ý với Quy định và Thỏa thuận sử dụng khi bình luận."
HỌ TÊN BẠN*
LỚP
BÌNH LUẬN CỦA BẠN*